Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Thái độ và sự thân mật của người Israel


     Cụ thể, biệt danh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Ariel Sharon lẩn lượt là “Bibi” và “Arik”. Một cựu lãnh đạo đảng Lao động là Bin- yamin Ben-Eliezer có biệt danh “Faud”. Vị Tham mưu Trưởng trong quân đội Israel gần đây là Moshe Levi sở hữu biệt danh “Moshe VeHetzi”, nghĩa là Moshe-và-một-nửa, do ông này cao đến 1,98 mét. Nhiều cựu tướng lĩnh khác trong lịch sử quân đội Israel cũng được đặt biệt danh như Rehavam “Gandhi” Zeevi, David “Dado” Elazar và Rafael “Raful” Eitan. Một nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Shinui, Yosef Lapid từng mang biệt danh “Tommy”. Còn “Bugie” là biệt danh của vị bộ trưởng hàng đầu trong chính quyền kế tiếp của Israel, Isaac “Bugie” Herzog. Người ta không ngại dùng công khai những cái tên đặc biệt này, thay vì chỉ nói sau lưng các vị quan chức. Điều này, theo lập luận của Medved, chính là đại diện cho mức độ thân mật trong các mối quan hệ của người dân Israel.

Thái độ và sự thân mật của người Israel

    Thái độ và sự thân mật của người Israel còn được bắt nguồn từ nén văn hóa khoan dung mà người Israel gọi là “thất bại có tính xây dựng”, hay “thất bại thông minh”. Giới đầu tư Israel tin rằng nếu không thông cảm với hàng loạt những thất bại  này thì sẽ khó lòng đạt được sự đổi mới thật sự. Trong quân đội Israel, xu hướng xem xét các biểu hiện – dù thất bại hay thành công – trong huấn luyện, những lần tập trận mô phỏng, hay thậm chí ngay trên chiến trường, đều mang giá trị trung lập. Miễn là rủi ro được giải quyết một cách thông minh và không bất cẩn thì người ta luôn học hỏi được điều gì đó…
     Như giải thích của giảng viên trường Kinh doanh Harvard (HBS), ông Loren Gary, việc phân biệt rạch ròi giữa “một cuộc thử nghiệm được lên kế hoạch kỹ lưỡng và việc ăn may” là rất quan trọng. Ở Israel, sự phân biệt này càng thể hiện rõ trong lĩnh vực đào tạo quân đội. Một sĩ quan huấn luyện không quân cho chúng tôi biết: “Chúng tôi không cổ vũ quá mức khi bạn làm tốt, nhưng cũng không giết chết bạn nếu chẳng may thất bại.”
     Thật vậy, một nghiên cứu vào năm 2006 của Đại học Harvard cho thấy những doanh nhân từng thất bại sẽ có cơ may thành công cao hơn 20% ở lần khởi nghiệp tiếp theo của họ; đây là tỉ lệ cao hơn so với những người khởi nghiệp lẩn đầu và không quá thua kém so với những doanh nhân từng đạt được thành công trước đó. Trong cuốn The Geography of Bliss dịch Địa lý hạnh phúc, tác giả Eric Weiner miêu tả một quốc gia có lòng bao dung với sự thất bại là quốc gia “của những người được tái sinh, nhưng khống phải với ý nghĩa tôn giáo.” Điều này càng tỏ ra đúng đắn trong chính sách luật bảo hộ phá sản và thành lập doanh nghiệp của Israel.              

Đọc thêm tại: http://kinhtechinhtrithegioi.blogspot.com/2015/05/an-tuong-thu-2-cua-thompson-ve-cong-ty.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét