Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Hiện tượng Israel

     Vùng Đất Thánh không chỉ là điểm đến của đoàn người hành hương trong nhiều thế kỷ nay mà còn thu hút nhiều đối tượng khác. CEO kiêm Chủ tịch Google, ông Eric Schmidt nói rằng Mỹ là điểm đến số một cho các doanh nghiệp, nhưng sau Mỹ, Israel là nơi tốt nhất”.     CEO của Microsoft, Steve Ballmer đã gọi Microsoft là một “doanh nghiệp Israel”, vì số lượng và vai trò trung tâm của đội ngũ nhân viên người Israel trong công ty này.
     Tỉ phú Mỹ Warren Buffett, người luôn ác cảm với những rủi ro, đã tự phá vỡ nguyên tắc trong nhiều thập niên là không bao giờ mua các cồng ty nước ngoài – bằng việc thâu tóm ISCAR Metalworking, một doanh nghiệp Israel với giá 4,5 tỉ đô-la, ngay trước thời điểm xảy ra cuộc chiến giữa Israel và Lebanon năm 2006.

Hiện tượng Israel

     Thật khó để các doanh nghiệp công nghệ không để mắt đến Israel. Gần một nửa các công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã mua lại các doanh nghiệp mới thành lập của Israel, hoặc mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại đâỵ. Chỉ riêng hãng Cisco đã mua lại chín doanh nghiệp của Israel, và vẫn đang tiếp tục công cuộc tìm kiếm.
     Paul Smith, Phó Chủ tịch Philips Medical phát biểu, “Chỉ hai ngày ở Israel, tôi đã nhìn thấy nhiều cơ hội hơn phần còn lại của thế giới trong một năm.” Garỵ Shainberg, Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực sáng tạo và công nghệ của hãng viễn thông British Telecom nhận xét, “Israel có nhiều ý tưởng hoàn toàn mới – không phải loại ý tưởng bình mới rượu cũ – hơn cả Thung lũng Sillicon. Và sức sáng tạo của họ chưa có dấu hiệu dừng lại ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới.”
     Mặc dù câu chuyện về công nghệ của Israel đang dần được biết đến nhiều hơn, nhưng ngay cả những người kể lại nó cũng không tránh khỏi kinh ngạc. Phó Chủ tịch hãng NBC Universal, khi được cử đến Israel để thăm dò các công ty truyền thông kỹ thuật số của nước này đã tự hỏi, “Tại sao tẩt cả những điểu này lại xảy ra ở Israel? Tôi chưa bao giờ chứng kiến tất cả sự hỗn loạn và sáng tạo cùng diễn ra trên một vùng đất bé nhỏ như vậy.”
     Đây chính là câu hỏi mà cuốn sách muốn giải đáp. Tại sao là Israel mà không phải nơi nào khác?
    Nghịch cảnh là nguyên nhân chính giải thích cho “hiện tượng Israel”. Trong nghịch cảnh, người ta sẽ phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có diện tích nhỏ bé và thường xuyên bị đe dọa như Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan cũng phát triển một cách kiêu hãnh và ấn tượng như Israel. Nhưng không một nước nào có thể sản sinh ra “văn hóa kinh doanh” – chưa nói đến hàng loạt công ty khởi nghiệp – như Israel đã làm.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét