Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Những ý tưởng về công nghệ tuyệt vời của người Israel

     Ý tưởng về công nghệ tưới nhỏ giọt đến Với Blass khi ông quan sát một cái cây đang lớn trên sân nhà hàng xóm mà dường như “không cần nước”. Thật ra, cái cây khổng lồ này đã sống nhờ nguồn nước rò rỉ từ lỗ thủng của một ống nước ngầm. Sau khi nhựa hiện đại trở nên phổ biến vào những năm 1950, Blass nhận ra hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt là khả thi về mặt kỹ thuật. Ông được cấp bằng sáng chế và ký một thỏa thuận với hợp tác xã nằm ở vùng sa mạc Negev, nông trang Hatzerim, để áp dụng công nghệ mới.

Những ý tưởng về công nghệ tuyệt vời của người Israel

     Netafim đi tiên phong không chỉ vì hệ thống này đã phát triển một cách làm sáng tạo giúp tăng sản lượng cây trồng lên 50% trong khi giảm 40% lượng nước tưới tiêu, mà nó còn là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên trên thế giới áp dụng mô hình nông trang. Cho đến thời điểm đó, những nông trang (kibbutz) – các cộng đồng tập thể – đểu sống dựa vào nông nghiệp. Ý tưởng về một nhà máy nông trang xuất khẩu ra thế giới là một điểu mới lạ.
    Nhưng lợi thế thật sự của Netafim là việc không ngại di chuyển đến những nơi xa xôi đế tìm kiếm các thị trường đang rất cần sản phẩm của họ – những nơi mà vào thập niên 1960 và 1970, giới doanh nghiệp phương Tây không màng viếng thâm. Kết quả là giờ đây, Netafim hoạt động ở hơn 110 quốc gia trên khắp thế giới. Tại châu Á, Netafim có văn phòng ở Việt Nam, Đài Loan, New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Phillipines, Hàn Quốc và Indonesia. Tại Nam Mỹ là Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador và Peru. Netafim còn có 11 văn phòng ở châu Âu và Liên Xô cũ, một ở ức và một ở Bắc Mỹ.
    Nhờ vào tính ưu việt trong công nghệ của Netafim, chính phủ của các quốc gia thù địch trước kia đã mở lại các kênh ngoại giao. Netafim cũng có mặt tại khối Hồi giáo ở Liên Xôcũ như Azerbaijan, Kazakhstan và Uzbekistan. Đồng thời, các nước này cũng đi tiên phong trong quá trình hâm nóng lại quan hệ ngoại giao với chính phủ Israel sau khi Liên Xô tan rã. Năm 2004, Bộ trưởng Thương mại Israel, Ehud Olmert, đi cùng tập đoàn Netafim trong chuyến viếng thăm Nam Phi với hy vọng thành lập liên minh chiến lược mới, đã mang về cho công tỵ này hợp đồng trị giá 30 triệu đô-la, cùng một bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về nông nghiệp và phát triển những vùng đất khô cằn.
    Cứ như thế, các doanh nhân và CEO người Israel còn gắn mình với nhiệm vụ ngoại giao tư phong để đại diện cho đất nước. Nhiéu doanh nhấn nổi tiếng thế giới của Israel không chỉ truyền bá công nghệ mà còn tìm cách “chào bán” cả nền kinh tế Israel. Jon Medved – nhà phát minh của “phong vũ biểu tên hiệu” để đo lường mức độ thân mật – là một ví dụ điển hình.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét