Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Quân đội Israel nhận được sự ủng hộ của dư luận một cách mạnh mẽ

      Sự ủng hộ của dư luận vẫn tiếp tục ngay cả khi dân thường ở phía Bắc Irsael hứng chịu cuộc tấn công tên lửa bừa bãi, khiến cho cứ bảy người Israel thì lại có một người phải bỏ nhà di tản trong suốt cuộc chiến.
     Tỉ lệ ủng hộ chiến dịch tấn công của những người sống dưới tầm bắn tên lửa còn cao hơn những nơi khác ở Israel. Điều này có lẽ là đến từ tinh thần sẵn sàng chịu đựng của người Israel để chứng kiến Hezbollah bị tiêu diệt vĩnh viễn. Nhưng Israel đã không thể tiêu diệt Hezbollah vào năm 2006, cũng không thể làm suy yếu vị thế của Hezbollah ở Lebanon và buộc họ phải trao trả những binh sĩ bị bắt cóc. Phản ứng chống lại giới lãnh đạo quân sự và chinh trị là rất gay gắt; Bộ trưởng Quốc phòng, Tham mưu trưởng quân và Thủ tướng Israel nhận được nhiều lời yêu cầu từ chức.

Quân đội Israel nhận được sự ủng hộ của dư luận một cách mạnh mẽ

     Sáu đại đội (gần 600 binh lính) đã tiêu diệt 400 phiến quân Hezbollah trong các trận đánh trực diện, trong khi chỉ có 30 trường hợp thương vong, nhưng cuộc chiến vẫn được xem là một thất bại về mặt huấn luyện và chiến lược của Israel, và dường như báo hiệu cho công chúng về sự ra đi nguy hiểm của những đặc tính cốt lõi trong quân đội Israel.
     Cuộc chiến Lebanon năm 2006 là trường hợp nghiên cứu về lệch chuẩn từ hình mẫu doanh nghiệp Israel, từng thành công trong những cuộc chiến tranh trước đó. Theo vị tướng đã về hưu, Giora Eiland, người đứng đầu hai tổ chức uy tín là Hội đồng An ninh quốc gia và Cục Chiến lược quân đội Israel, cuộc chiến đã làm nổi bật bốn thất bại chính của quân đội Israel. “Các đơn vị tác chiến yếu kém, đặc biệt trên mặt đất; sự kém cỏi của chỉ huy cao cấp; quá trình kiểm soát và ra lệnh kém hiệu quả; những quy tắc có vấn đề, bao gồm các giá trị truyền thống.” Đặc biệt, Eiland nói, “Những tư duy cởi mở – cần thiết để giảm thiểu rủi ro gắn bó với những tư tưởng sẵn có và dựa vào những giả định không cần kiểm nghiệm – đã trở lên quá hiếm hoi.”
     Nói cách khác, Israel đã hứng chịu thiệt hại do sự thiếu tổ chức và thiếu ứng biến. Eiland cũng ghi nhận việc binh sĩ Israel khi đó đã không được thấm nhuần tinh thần “vận mệnh cuộc chiến nằm trên vai chúng ta”. Còn giới chỉ huy thì “dựa dẫm quá mức vào công nghệ, tạo ra ấn tượng rằng họ có thể tiến hành các trận đánh chiến thuật trên đất liền mà không cần phải trực tiếp có mặt trên chiến trường”.
     Cuối cùng, Eiland nâng cao lời chỉ trích mang đậm phong cách Israel và khó tưởng tượng được trong bất kỳ bộ máy quân sự nào khác, “Một trong những vấn đề của cuộc chiến Lebanon lần hai là sự gắn bó quá mức của những chỉ huy cao cấp với các quyết định của vị tham mưu trưởng. Đành rằng mệnh lệnh cuối cùng là do tham mứu trưởng đưa ra, và khi quyết định này được đưa ra, tất cả đểu phải cam kết thi hành toàn diện. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các chỉ huy cao cấp là tranh cãi với tham mưu trưởng khi họ cảm thấy ông ta sai, và điều này cần được thực hiện quyết đoán dựa trên cơ sở thực tiễn và chuyên môn mà họ nắm rõ.”

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét