Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Nền kinh tế sáng tạo của nước Israel

     Haug đã ngạc nhiên khi giám đốc một vườn ươm công nghệ tại Hàn Quốc cho biết lời kêu gọi các dự án chỉ nhận được 50 đề nghị tham gia, “Một con số thấp nếu anh biết người Hàn Quốc thật sự sáng tạo và có tầm nhìn chiến lược đến mức nào.”
     Với Haug, người đã từng khám phá toàn cảnh làng công nghệ của Israel: “Người Israel ở một phía khác của bức tranh này. Họ không quan tâm đến cái giá xã hội phải trả nếu thất bại, và vẫn phát triển những dự án bất chấp tình hình kinh tế và chính trị.”

Nền kinh tế sáng tạo của nước Israel

     Nên khi Swersky Sofer tiếp đãi các khách mời từ Singapore, Hàn Quốc và nhiều nước khác, thách thức chính là làm sao truyền đạt những khía cạnh văn hóa đã giúp các doanh nghiệp Israel cất cánh. Nghĩa vụ quân sự  bắt buộc, phục vụ trong lực lượng dự bị, sống trong cảnh bị đe đọa và thậm chí đam mê công nghệ vẫn chưa đủ. Vậy thành phần khác là gì?
     “Tôi sẽ trình bày với các bạn một ví dụ tương tự từ một góc nhìn hoàn toàn khác biệt” Tal Riesenfeld nói với chúng tôi một sự thật hiển nhiên “Nếu muốn biết chúng tồi đã dạy ứng biến ra sao hãy nhìn vào Apollo. Những điều Gene Kranz làm tại NASA – vốn được giới sử gia Mỹ gọi là mô hình lãnh đạo – là ví dụ cho những điều có thể trông chờ từ các chỉ huy Israel trên chiến trường.” Câu trả lời của ông cho câu hỏi về tinh thần sáng tạo của Israel có vẻ không liên quan đến nội dung, nhưng ông đang nói từ kinh nghiệm của mình.
     Trong năm thứ hai ở Trường Kinh doanh Harvard (HBS), Riesenfeld thành lập doanh nghiệp chung với một trong những đồng đội thuộc đơn vị đặc nhiệm Israel. Họ trình bày để xuất của mình tại cuộc thi kế hoạch kinh doanh Harvard, và đánh bại 70 đội khác để giành giải nhất.
    Sau khi tốt nghiệp HBS với kết quả dẫn đầu lớp, Riesenfeld từ chối lời mời hấp dẫn của Google để mở công ty EyeView tại Tel Aviv. Trước đó, Riesenfeld đã vượt qua một trong những buổi tuyển mộ khắt khe nhất và chương trình huấn luyện trong quân đội Israel.
    Trong thời gian theo học tại HBS, Riesenfeld đã nghiên cứu trường hợp so sánh những bài học từ thảm họa tàu không gian Apollo 13Columbia. Năm 2003, vụ phóng phi thuyền Columbia có tác động đặc biệt đến người Israel. Một thành viên trong nhóm phi hành đoàn – đại tá khôngquân Ilan Ramon, phi hành gia người Israel đầu tiên – đã thiệt mạng khi tàu Columbia nổ tung.
    Nhưng Ramon đã là người hùng của Israel từ trước đó rất lâu. Ông từng là phi công trong sứ mệnh táo bạo của lực lượng không quân nhằm phá hủy nhà máy hạt nhân Osirak của Iraq vào năm 1981.
    Giáo sư Michael Roberto và Richard Bohmer của HBS dành hai năm nghiên cứu và so sánh hai vụ khủng hoảng Apollo 13Columbia. Họ cho ra đời một công trình nghiên cứu đã trở thành nềntảng cho một lớp học của Riesenfeld: Phân tích bài học thu được từ quan điểm quản trị kinh doanh. Nhưng tại sao Riesenield lại nhắc tới chuyện này với nhóm tác giả chúng tôi? Có mối liên hệ gì giữa nó với Israel, hay với nền kinh tế mang tính sáng tạo của nước này?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét