Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

“Quản trị” trên chiến trường áp dụng vào cuộc sống của Israel

     Tùy vào tình hình của ngày hôm đó, các chỉ huy cấp trung trong những cuộc chiến hiện đại của Mỹ có thể đặt mình vào vai thị trưởng của một thị trấn nhỏ, chiến lược gia tái thiết kinh tế, nhà ngoại giao, nhà thương thuyết giữa các bộ lạc,quản lý các tài sản trị giá hàng triệu đô-la, đồng thời là giám đốc an ninh.

     Cũng như quân đội Israel, các chỉ huy cấp trung hiện nay có xu hướng thách thức sĩ quan ngày cấp cao theo cách họ, về  cơ bản, chưa từng làm trong quá khứ. Một phần là do trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch, chứng kiến đồng đội bị thiệt mạng mà các sĩ quan cấp dưới tin rằng là kết quả những quyết định tồi, thiếu chiến lược, hoặc những thông tin mờ mịt từ cấp cao hơn.

Quản trị” trên chiến trường áp dụng vào cuộc sống của Israel

     Như nhà phân tích quân sự Mỹ, Fred Kargan Kennedy giải thích, binh lính Mỹ “đã bắt kịp người Israel trong suy nghĩ rằng sĩ quan cấp dưới nào đã từng tham gia nhiều nhiệm vụ sẽ bỏ qua sự tế nhị đối với chỉ huy của họ.” Có một sự tương quan giữa kinh nghiệm chiến trường và khuynh hướng thách thức cấp trên của binh lính cấp dưới. Với tất cả kinh nghiệm “quản trị” trên chiến trường, các cựu binh bước ra từ cuộc chiến Iraq và Afghanistan được chuẩn bị tốt hơn bao giờ hết trong thế giới kinh doanh, dù là để xây dựng công ty khởi nghiệp hay lãnh đạo các tập đoàn lớn vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.AI Chase khuyên các cựu chiến binh không nên để bị đe dọa bởi những kẻ khác trong thị trường việc làm, những kẻ vốn đã ở trong thế giới kinh doanh và hiểu khái niệm “danh pháp”. Những cựu binh, ông nói, có thể đặt lên bàn những thứ mà đồng nghiệp trong thế giới kinh doanh của họ chỉ có thể mơ đến, bao gồm cả cảm nhận về sự cân bằng – là loại cảm nhận chỉ thực sự có được trong một tình huống sống còn; là năng lực khuyến khích lực lượng nhân viên; là khả năng đạt được sự đồng thuận khi bị ép buộc; và là một nền tảng đạo đức vững chắc đã vượt qua thử thách của chiến trận.
     Brian Tice, sĩ quan bộ binh, từng là đại úy trong lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ khi anh quyết định chuyển sang làm kinh doanh. Khi đó anh đã 30 tuổi và hoàn tất năm đợt triển khai quânbao gồm các nhiệm vụ tại Haiti và Afghanistan – và đang thực hiện nhiệm vụ thứ sáu ở Iraq.
     Anh viết bài luận cho đơn xin nhập học chương trình MBA của Đại học Stanford trên chiếc máy tính xách tay trong một tòa nhà cháy dở tại Iraq, gần dân cứ không quân AI Asad, trong tỉnh AI Anbar đầy bạo lực ở phía Tây Iraq. Anh phải hoàn thành đơn xin học trong những giờ rảnh các nhiệm vụ luôn diễn ra vào nửa đêm. Là sĩ quan chỉ huy hành quân trong một đơn vị có 120 lính thủy đánh bộ, Tice phải xây dựng một một chương trình cho mỗi cuộc hành quân chống lại phiến quân và AI Qaeda – xác định hỏa lực cẩn thiết, bao nhiêu lính thủy đánh bộ, và bao nhiêu yểm trợ từ không quân khi cần thiết. Nên ban ngày là lúc duy nhất anh có thể nghỉ ngơi và lên kế hoạch cho các cuộc hành quân tiếp theo.”

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét