Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Phép màu kinh tế Israel

     Thậm chí, ngay cả dưới ảnh hưởng của quân đội, tại sao đến bây giờ các doanh nghiệp trong ngành an ninh nội địa, quốc phòng và chống khủng bố của Israel cũng chỉ đóng góp chưa đến 5% tổng GDP của nước này?
     Câu trả lời thật sự ắt phải rộng lớn và sâu xa hơn thế. Nó phải liên quan đến những câu chuyện vể những cá nhân làm kinh tế như Shai Agassi, những câu chuyện mà bản thân chúng là biểu tượng của nước Israel mới. Đây không chỉ là câu chuyện của tài năng, mà còn là lòng kiên trì, ý chí bền bỉ, của những câu hỏi không mệt mỏi dành cho nhà cầm quyền, của sự thoải mái ung dung kết hợp với thái độ lạc quan trước thất bại, tinh thẩn tập thể, sứ mạng, rủi ro và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.

Phép màu kinh tế Israel

     Thế nhưng, người Israel quá bận rộn trong việc thành lập các doanh nghiệp để có thể ngồi lại và xâu chuỗi câu chuyện thành công của họ làm bài học cho các quốc gia khác, cũng như các tập đoàn và doanh nghiệp khác.
     Đây chính là lúc thích hợp hơn bao giờ hết để hiểu về phép màu kinh tế của Israel. Đặc biệt trong bối cảnh nên kinh tế Mỹ đang gặp một số vấn để mang tính nển tảng, dù quốc gia Bắc Mỹ này vẫn là được xem là nển kinh tế cạnh tranh nhất thế giới.
     Trước khi khủng hoảng năm 2008 diễn ra, giới quan sát cuộc chạy đua cách tân công nghệ đã đưa ra nhiều cảnh báo về nguy cơ tụt hậu của Mỹ. Curtis Carlson, Viện nghiên cứu Stanford dự đoán, “Ấn Độ và Trung Quốc là những cơn sóng thần sắp nhấn chìm nước Mỹ.” Ông dự báo công nghiệp sản xuất thiết bị y tế, các ngành dịch vụ và công nghệ thông tin của Mỹ sẽ sớm thua cuôc dẫn đến hậu quả là hàng triệu người mất viêc làm tương tự như trong thập niên 1980, khi Nhật Bản qua mặt Mỹ trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
     Lối thoát duy nhất, theo Carlson, là người Mỹ phải “học cách cải tiến những gì đã có” cùng với việc phát triển các ngành hoàn toàn mới trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ sinh học và các mảng dựa trên khoa học khác. Theo cách diễn đạt của John Kao, giảng viên Khoa Kinh tế Đại học Harvard, nước Mỹ đang “lùi nhanh vào dĩ vâng”, là “con bò già nua đang cạn kiệt bầu sữa, dần đánh mất hệ thống ý thức vể mục đích, cũng như ngọn lửa quyết tâm đạt được mục đích đó.”
     Kinh tế suy thoái buộc nhân loại phải chú trọng hơn đến sự cách tân. Suy cho cùng, khủng hoảng tài chính thế giới bùng nổ là do sự sụp đổ của thị trường bất động sản, vốn bắt nguồn từ sự khinh suất trong việc vay vốn ngân hàng và tín dụng giá rẻ. Nói cách khác, sự thịnh vượng giả tạo trước đó được xây dựng trên những bong bóng dễ vỡ, thay vì trên sự tăng trưởng sản xuất vốn được xem là nền tảng của một nền kinh tế phát triển bền vững.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế thế giới, quân đội israel
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét